Du khách được tận hưởng không khí trong lành và những sắc màu tươi đẹp của mùa xuân. Trải nghiệm các hoạt động vui chơi giải trí, các lễ hội truyền thống của người dân nơi đây. Các địa điểm du lịch miền tây dịp tết nguyên đán được trang trí lộng lẫy, tươi mới với những cánh hoa cánh chim để chào đón mùa xuân. Hãy cùng nhau tìm hiểu và trải nghiệm một chuyến đi đầy ý nghĩa và đáng nhớ về miền Tây trong những ngày đầu xuân để có thể hiểu rõ hơn về sinh hoạt và các nét văn hóa của miền Tây Nam Bộ.
Vào dịp tết cổ truyền, miền Tây Nam Bộ có rất nhiều hoạt động lễ hội diễn ra để chào đón năm mới, cầu mong cho một năm phát triển, mùa màng bội thu. Những du khách khi đến tham quan miền tây vào thời điểm này trải nghiệm những hoạt động thú vị này. Dưới đây là các hoạt động tiêu biểu vào dịp tết nguyên đán ở miền tây.
Cúng ông Công, ông Táo
Theo truyền thống Việt Nam, vào ngày 23 tháng chạp, mọi người sẽ làm một mâm cỗ để tiễn ông Công, ông Táo chầu trời. Ông Công, ông Táo là những vị thần linh đại diện cho sự ấm no trong gia đình. Họ sẽ ghi chép những gì gia chủ đã làm trong năm, sau đó báo cáo lại với Ngọc Hoàng. Lễ cúng thường có hoa quả, nến hương, vàng mã và thả cá chép để đưa các vị vượt Vũ Môn lên Thiên Đình. Đây là hoạt động không thể thiếu vào dịp đầu năm để thể hiện lòng kính trọng cầu mong một năm an lành, hạnh phúc.
Gói bánh chưng, bánh tét
Không chỉ là một hoạt động ngày Tết bình thường, gói bánh chưng bánh tét là một phong tục không thể thiếu trong nét đẹp văn hóa người Việt. Mỗi loại bánh đều mang một ý nghĩa riêng biệt, một hương vị riêng nhưng đều thể hiện sự đoàn viên, sung túc và lòng biết ơn tổ tiên. Hành động mọi người đều quây quần bên nhau gói bánh chưng, bánh tét để thờ cúng tổ tiên hoặc dành tặng cho bạn bè, người thân tạo nên những kỷ niệm đẹp, giúp kết nối các thành viên trong gia đình lại bên nhau.
Đi chùa cầu an
Đi chùa đầu năm là hoạt động ngày Tết ý nghĩa, được truyền nối qua nhiều thế hệ người Việt. Trong dịp đầu Xuân này, mọi người sẽ ăn mặc trang trọng, mang theo đồ lễ đến chùa để cầu mong năm mới bình an, hạnh phúc. Đồng thời, đây còn là phong tục linh thiêng để gia chủ tỏ lòng thành kính với Đức Phật và tổ tiên trong nhà.
Đi chùa cầu an đầu năm