Đền thờ vua Hùng trên núi Nghĩa Lĩnh được xây trên núi có độ cao 175 m. Tương truyền, núi Nghĩa Lĩnh là chiếc đầu rồng hướng về phía nam, mình rộng uốn khúc thành núi Vặn, Trọc. Núi Vặn cao 170 m, núi Trọc nằm giữa cao 145 m. Theo truyền thuyết, ba đỉnh được gọi là "tam sơm cấm địa", được người dân coi như ba đỉnh núi thiêng.
Đền được xây dựng từ thế kỷ 17 đến 18, trải qua nhiều đợt trùng tu (gần nhất năm 2011) nhưng vẫn giữ nguyên được kiến trúc ban đầu. Ngôi nhà có 2 tòa, phía trước là nhà tiền tế và tòa phía sau là hậu cung. Hậu cung là nơi đặt thờ các long ngai bài vị thờ thần núi, thờ các vua Hùng và công chúa Tiên Dung, Ngọc Hoa.
Chùa Thiên Quang
Tên chùa có nghĩa là ánh sáng từ trên trời chiếu rọi. Tương truyền nơi đây khi Âu Cơ hạ sinh bọc trăm trứng, tại vị trí của chùa có luồng ánh sáng chiếu thẳng từ trên trời xuống. Chùa được xây dựng vào khoảng thế kỷ 18-19, thời nhà Trần. Chùa Thiên Quang thờ Phật theo phái Đại thừa. Hiện trong chùa còn giữ 32 pho tượng Phật bằng gỗ được sơn son thiếp vàng.
Trước cửa chùa có cây vạn tuế ba ngọn khoảng 800 tuổi. Ba ngọn tỏa ra 3 hướng tượng trưng cho 3 miền Bắc - Trung- Nam. Ngày 19/9/1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh ngồi tại gốc cây vạn tuế đó để nghe đồng chí Thanh Quảng, Chánh văn phòng Quân ủy TW và Song Hà, Chính ủy đại đoàn quân tiên phong báo cáo tình hình cũng như kế hoạch tiếp quản Hà Nội.
Tương truyền đây là mộ của vua Hùng thứ 6, với lời căn dặn rằng: "Khi ta mất hãy chôn ta trên đỉnh núi Cả để ta có thể trông coi bờ cõi cho con cháu". Mộ được xây dựng ở thế đầu đội sơn chân đạp thủy. Lăng Hùng vương tuy đã trải qua nhiều lần trùng tu nhưng vẫn giữ nguyên kiến trúc ban đầu": dựa vào sườn núi Hùng và trông ra ngã ba Bạch Hạc.
Trên mỗi mặt tường đều đắp mặt hổ phù, thành bậc đắp kỳ lân, cửa chính của lăng có hai câu đối chữ Nôm nói lên lòng thành kính tri ân của con cháu đối với tổ tiên: "Lăng tẩm tự năm nào, núi Tản sông Đà non nước vẫn quay về đất Tổ. - Văn minh đương buổi mới, con Hồng cháu Lạc giống nòi còn biết nhớ mồ ông".